Binh lực hai bên tham chiến Trận_Moskva_(1941)

Quân đội Đức Quốc xã

  • Tập đoàn quân 9 của tướng Adolf Strauß gồm có:
  • Quân đoàn bộ binh 23 của tướng Alfred Shubert
  • Quân đoàn xe tăng 3 (tướng Adolf Strauß trực tiếp chỉ huy quân đoàn này)
  • Các sư đoàn bộ binh độc lập 102, 206, 251, 256
  • Tập đoàn quân xe tăng 3 của tướng Hermann Hoth gồm có:
  • Quân đoàn xe tăng 5 của tướng Richard Ruoff có các sư đoàn 5, 35 và 106
  • Quân đoàn xe tăng 6 của tướng Otto von Forster có các sư đoàn 26 và 110
  • Quân đoàn cơ giới 41 của tướng Georg Hans Reinhardt có các sư đoàn xe tăng 1, sư đoàn bộ binh 6 và sư đoàn mô tô cơ giới 36.
  • Quân đoàn cơ giới 56 của tướng Fridric Shols có các sư đoàn xe tăng 6, 7 và sư đoàn bộ binh 129.
  • Tập đoàn quân 4 của tướng Günther von Kluge gồm có:
  • Quân đoàn bộ binh 9 của tướng German Geyer có các sư đoàn 137, 183, 263 và 292.
  • Quân đoàn bộ binh 7 của tướng Veber Farmbarkh có các sư đoàn 7, 23, 169 và 197.
  • Quân đoàn bộ binh 20 của tướng Frish Matern có các sư đoàn 15, 78 và 268.
  • Tập đoàn quân xe tăng 4 của tướng Erich Hopner được điều từ Cụm tập đoàn quân Bắc đến, gồm có:
  • Quân đoàn cơ giới 40 của tướng Georg Stumme gồm các sư đoàn xe tăng 2, 10 và sư đoàn bộ binh 258
  • Quân đoàn cơ giới 46 của tướng Gherder von Vittinhoff-Shiler có các sư đoàn xe tăng 5, 11 và sư đoàn bộ binh 252
  • Quân đoàn cơ giới 57 của tướng Alfred Kunser có sư đoàn xe tăng 20, sư đoàn cơ giới 3 và sư đoàn cơ giới SS "Đế chế".
  • Quân đoàn bộ binh 12 của tướng Verner Shrot có các sư đoàn bộ binh 34 và 98.
  • Tập đoàn quân 2 của tướng Maximilian von Weichs gồm có:
  • Quân đoàn bộ binh 13 của tướng Hans Felber có các sư đoàn 17 và 260.
  • Quân đoàn bộ binh 43 của tướng Gotthard Heinrici có các sư đoàn 52 và 131.
  • Quân đoàn bộ binh 53 của tướng Karl Vaizenberger có các sư đoàn 56 và 167.
  • Các sư đoàn dự bị 2 và 112.
  • Tập đoàn quân xe tăng 2 của tướng Heinz Guderian gồm có:
  • Quân đoàn xe tăng 47 của tướng Julian Lemenzen có các sư đoàn xe tăng 17, 18 và sư đoàn mô tô cơ giới 29.
  • Quân đoàn xe tăng 24 của tướng Gheire von Shverpenburg có các sư đoàn xe tăng 3, 4 và sư đoàn mô tô cơ giới 10.
  • Quân đoàn xe tăng 48 của tướng Werner Kempf có các sư đoàn xe tăng 9, sư đoàn 16 và sư đoàn mô tô cơ giới 25.
  • Quân đoàn biệt kích 35 của tướng Robert Kempf có các sư đoàn cơ giới 95, 195, 262, 293 và sư đoàn kỵ binh 1.
  • Quân đoàn biệt kích 38 của tướng Hans Mess có các sư đoàn cơ giới 45 và 134.
  • Cụm dự bị chiến dịch gồm Sư đoàn xe tăng 19, Sư đoàn Cơ giới 900 và Sư đoàn Cơ giới SS "Đại Đức".
  • Bảo vệ hậu tuyến mặt trận có các sư đoàn bộ binh 339 và 707, các sư đoàn cảnh vệ 221, 286, 403 và 454 và một lữ đoàn kỵ binh SS.
  • Tập đoàn quân không quân 2 của tướng Albert Kesselring có 1320 máy bay yểm hộ các cuộc tấn công từ trên không.

Quân đội Liên Xô

  • Phương diện quân Tây:
  • Tập đoàn quân 22 do Thiếu tướng V. A. Yushkevic chỉ huy
  • Tập đoàn quân 29 do Trung tướng I. I. Maslennikov chỉ huy
  • Tập đoàn quân 30 do Thiếu tướng B. A. Khomenko chỉ huy
  • Tập đoàn quân 16 do Trung tướng M. F. Lukin chỉ huy
  • Tập đoàn quân 19 do Trung tướng K. K. Rokossovsky chỉ huy
  • Tập đoàn quân 20 do Trung tướng F. A. Ershakov chỉ huy
  • Phương diện quân Dự bị:
  • Tư lệnh: Nguyên soái S. M. Budyonny
  • Các đơn vị bố trí phía sau Phương diện quân Tây:
  • Tập đoàn quân 31 do Thiếu tướng V. N. Dalmatov chỉ huy
  • Tập đoàn quân 49 do Trung tướng I. G. Zakharkin chỉ huy
  • Tập đoàn quân 32 do Thiếu tướng S. V. Vishnevsky chỉ huy
  • Tập đoàn quân 33 do Đại tá D. N. Onuprienko chỉ huy
  • Các đơn vị bố trí trên tuyến đầu:
  • Tập đoàn quân 24 do Thiếu tướng K. I. Rakutin chỉ huy
  • Tập đoàn quân 43 do Thiếu tướng P. P. Sobenikov chỉ huy
  • Phương diện quân Briansk:
  • Tập đoàn quân 50 do Thiếu tướng M. P. Petrov chỉ huy
  • Tập đoàn quân 3 do Thiếu tướng Ya. K. Kreizer chỉ huy
  • Tập đoàn quân 13 do Thiếu tướng A. M. Gorodniansky chỉ huy
  • Cụm chiến dịch do Thiếu tướng A. N. Ermakov chỉ huy.

Không quân của ba phương diện quân của Liên Xô có tổng cộng 568 máy bay gồm 210 máy bay ném bom, 265 máy bay tiêm kích, 36 máy bay cường kích, 37 máy bay trinh sát. Ngoài ra, trong quá trình phản công, quân đội Liên Xô đã huy động thêm 368 máy bay ném bom tầm xa và 9 máy bay trinh sát.[23]